1. Thay nước, hút cặn
Tại sao bạn nên thay nước?
- Hồ cá là 1 hệ thống kín, nước tù nên thay nước mới định kì là cực kì quan trọng
- Thay nước sẽ loại bỏ những độc tố, mầm bệnh, chất cặn bã như phân cá, thức ăn thừa...
-Và quan trọng nhất, giúp cá mau lớn, tăng sức đề kháng và kích thích sự thèm ăn của cá
- Thay nước và cho cá ăn là hoạt động cực tốt cho người chơi, nó giúp chúng ta thư giản và giảm stress rất hiệu quả
- Những anh em nuôi cá lâu năm... đều thay nước định kì
Khi nào không nên thay nước?
- 1 số hồ nuôi cá đặc biệt (sẽ nói chi tiết ở các bài khác)
- Cá đang đẻ, trong thời gian trị bệnh, thay theo sự hướng dẫn của người ra phác đồ trị bệnh
- Cá mới nhập về, cá vừa hết bệnh
- Cá đang dưỡng hoặc chưa quen môi trường nước khu vực bạn đang sống
Lưu ý khi thay nước:
- Nhớ khử Clo trong nước máy mới
- Xử lý kỹ từng loại nước trước khi thay vào hồ, nước máy, nước giếng...
- Hiểu rõ nước máy của khu vực mình đang ở có chất gì, pH bao nhiêu... ví dụ 1 số nơi nước máy có hàm lượng Clo cao, một số nơi nước máy có tạp chất, đường ống ngầm bị bể, tạp chất trong đất ngấm vào nước, khi thay nước mình phải bổ xung những chất còn thiếu.
- Nhớ hút nước và cặn ở tầng đáy hồ khi thay nước, RẤT QUAN TRỌNG, giúp loại bỏ phân, thức ăn dư thừa và mầm bệnh ra khỏi bể
- Vào nước nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn nền và cá
- Dọn dẹp lau chùi sạch sẽ để khỏi bị phàn nàn
- Thường thì nên thay nước 3-5 ngày 1 lần
2. Vớt cặn bã và xác cá chết
Việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng cực kì quan trọng, lá cây trong hồ bsa trôi nổi trên mặt hồ. Nếu bạn không dọn dẹp lá cây chết thì hồ sẽ rất nhanh bẩn, đóng váng hồ và là nơi lưu trú mầm bệnh cho hồ
Xác cá chết là 1 trong những nguyên nhân gây mất cân bằng của hồ, 1-2 con cá chết có thể làm tăng lượng độc tố trong hồ, gây ô nhiễm và làm cá lừ đừ.
3. Mẹo cho cá bảy màu ăn:
Nên cho cá ăn hằng ngày, lượng thức ăn cho cá ăn tùy thuộc vào tình trạng hồ và mục đích của người chơi. Trong khi cho cá ăn, nên ngồi quan sát, dù là cho cá ăn ít hay nhiều thì mẹo là KHÔNG được để thức ăn thừa rơi xuống đáy nền. Sẽ dễ gây nhiễm độc nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
4. Quan sát cá để xử lý kịp thời:
Điều này cũng rất quan trọng, khi cá vừa chớm bệnh, các bạn xử lý kịp thời sẽ giúp hạn chế tình trạng hao hụt cá và cứu chữa kịp thời sẽ bảo toàn số lượng cá nuôi ở mức cao nhất.
5. Vệ sinh lọc và kiểm tra mỏ vịt, dòng chảy:
Nếu các bạn dùng lọc Bio màu đen, các bạn nên xả nước qua 2 - 3 lần cho sạch, vì Bio giữ phân cá, dễ phát sinh Nh3 độc hại cho bể, nếu dùng Bio chế, các bạn giặt phần bông trắng, vệ sinh sơ sứ lọc là được
Hồ nào ít nhiều cũng có chút rêu hại bám kính, có nhiều cách để lau mặt trong của kính, mình gợi ý các bạn cách dễ và hiệu quả là dùng miềng bông trắng mềm, sạch và không làm trầy kính
7. Lau mặt ngoài kính:
Quan trọng về mặt thẩm mĩ, các bạn dùng khăn giấy và nước lau kính chuyên dụng nhé
Lau dọn khu vực sau khi thay nước, vệ sinh bảo dưỡng hồ, tránh bị phàn nàn
Cái này thì anh em có vợ hiểu rõ nhất phải ko ah.
Phụ Kiện Cá Cảnh Đào Sỹ Uyên
Địa Chỉ: 385-387 Trần Hưng Đạo - Phường 10 -Quận 5 - TPHCM
SĐT: 0908 388 878 - 0777778879
Email: cacanhdaosyuyen@gmail.com
Website: phukiencakieng.com